Cách tính tiền điện sinh hoạt năm 2021 chính xác 100% – Thủ Thuật

Rất nhiều người không biết lượng điện sinh hoạt gia đình mình dùng trong 1 tháng được tính như thế nào, để giúp mọi người hiểu hơn về cách tính tiền điện thông qua số điện gia đình mình dùng hôm nay chúng tôi xin gửi đến các bạn cách tính tiền điện sinh hoạt từng tháng của mỗi hộ gia đình.

cach tinh tinh tien dien

Nội dung bài viết

Cách tính tiền điện đúng cách

Cách tính tiền điện rất đơn giản các bạn chỉ cần áp dụng theo công thức sau:

Tiền điện bậc A = Giá điện bán lẻ bậc A x Số số điện áp dụng giá điện bậc A

Điều bạn cần biết là tháng này bạn sử dụng hết bao nhiêu số điện rồi sẽ nhân với bảng giá tiền điện theo hệ số do điện lực quy ước như sau:

Bậc giá bán lẻ điện sinh hoạt

Có 6 bậc giá cụ thể với cách tính lũy tiến với mức giá như sau:

  • Bậc 1: Từ 0 – 50kWh: 1.678 đồng/kWh (giá cũ là 1.549 đồng/kWh).
  • Bậc 2: Từ 51 – 100 kWh: 1.734 đồng/kWh (giá cũ là 1.600 đồng/kWh).
  • Bậc 3: Từ 101 – 200 kWh: 2.014 đồng/kWh (giá cũ là 1.858 đồng/kWh).
  • Bậc 4: Từ 201 – 300 kWh: 2.536 đồng/kWh (giá cũ là 2.340 đồng/kWh).
  • Bậc 5: Từ 301 – 400 kWh: 2.834 đồng/kWh (giá cũ là 2.615 đồng/kWh).
  • Bậc 6: Từ 401 kWh trở lên: 2.927 đồng/kWh (giá cũ là 2.701 đồng/kWh).

Ví dụ: Tháng này gia đình bạn sử dụng hết 200 số điện. Tiền điện thuộc mỗi bậc sẽ như sau:

  • Tiền điện bậc 1 (50 số) = 50 x 1678 = 83900 đồng
  • Tiền điện bậc 2 (50 số) = 50 x 1734 = 86700 đồng
  • Tiền điện bậc 3 (100 số) = 100 x 2014 = 201400 đồng

Tổng số tiền điện mà bạn phải đóng là = Tiền điện bậc 1 + Tiền điện bậc 2 + Tiền điện bậc 3 = 83900 + 86700 + 201400 = 372000 đồng.

Lưu ý: Trên đây chỉ là số tiền mà bạn phải đóng cho lượng điện đã tiêu thụ trong tháng. Trên thực tế, ngoài tiền điện, bạn còn phải chịu 10% thuế giá trị gia tăng tính trên tổng số tiền điện. Như vậy, số tiền thực tế bạn phải thanh toán sẽ là: 372000 + 372000 x 10% = 409200 đồng.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt của EVN mới nhất năm 2021

1. Các ngành sản xuất

TT Nhóm đối tượng khách hàng Giá bán điện

(đồng/kWh)

1.1 Cấp điện áp từ 110 kV trở lên
Giờ bình thường 1.536
Giờ thấp điểm 970
Giờ cao điểm 2.759
1.2 Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV
Giờ bình thường 1.555
Giờ thấp điểm 1.007
Giờ cao điểm 2.871
1.3 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV
Giờ bình thường 1.611
Giờ thấp điểm 1.044
Giờ cao điểm 2.964
1.4 Cấp điện áp dưới 6 kV
Giờ bình thường 1.685
Giờ thấp điểm 1.100
Giờ cao điểm 3.076

Lưu ý: Khách hàng mua điện tại cấp điện áp 20kV được tính theo giá tại cấp điện áp từ 22kV đến dưới 110kV.

2. Khối hành chính, sự nghiệp 

TT Nhóm đối tượng khách hàng Giá bán điện

(đồng/kWh)

1 Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông
Cấp điện áp từ 6 kV trở lên 1.659
Cấp điện áp dưới 6 kV 1.771
2 Chiếu sáng công cộng; đơn vị hành chính sự nghiệp
Cấp điện áp từ 6 kV trở lên 1.827
Cấp điện áp dưới 6 kV 1.902

3. Kinh doanh

TT Nhóm đối tượng khách hàng Giá bán điện

(đồng/kWh)

1 Cấp điện áp từ 22 kV trở lên
Giờ bình thường 2.442
Giờ thấp điểm 1.361
Giờ cao điểm 4.251
2 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV
Giờ bình thường 2.629
Giờ thấp điểm 1.547
Giờ cao điểm 4.400
3 Cấp điện áp dưới 6 kV
Giờ bình thường 2.666
Giờ thấp điểm 1.622
Giờ cao điểm 4.587

4. Sinh hoạt

TT Nhóm đối tượng khách hàng Giá bán điện

(đồng/kWh)

1 Giá bán lẻ điện sinh hoạt
Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50 1.678
Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100 1.734
Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200 2.014
Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300 2.536
Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400 2.834
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 2.927
2 Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước 2.461

Đối với sinh viên và người lao động thuê nhà để ở:

Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 – 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn; cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt.

Hướng dẫn cách tính giá tiền điện EVN trực tuyến chính xác

Để tính tiền điện online theo cách tính và giá điện mới nhất của EVN, bạn hãy thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào rrang web của EVN theo đường link: https://calc.evn.com.vn/#/TinhHDon
  • Bước 2: Lựa chọn bảng tính tiền điện EVN theo từng loại như: kinh doanh, sinh hoạt, sản xuất,… để hệ thống áp dụng chuẩn công thức tính tiền điện
  • Bước 3: Bạn nhập các thông số sau: Thời gian cần tính tiền điện (Từ ngày – đến ngày); tổng điện năng tiêu thụ (kWh); số hộ dùng điện (hộ). Sau đó nhấn vào ô Tính Toán

Tiền điện hàng tháng tính từ ngày nào đến ngày nào?

Kỳ sử dụng điện sẽ được tính từ sau ngày ghi điện liền kề trước đó đến ngày ghi điện trong tháng. Do đó sẽ không phải là tính từ đầu tháng đến cuối tháng.

Ví dụ: Quý khách có ngày ghi điện là ngày 10 hàng tháng, thì sản lượng điện tiêu thụ trong kỳ tháng 9 sẽ được tính từ ngày 11/8 đến ngày 10/9.

Sau khi nhận thông báo tiền điện, Quý khách có thể thực hiện thanh toán trong vòng 7 ngày. Sau thời gian này, nếu chưa thanh toán. Quý khách sẽ nhận được thông báo nhắc nhằm tránh trường hợp quên thanh toán, dẫn đến việc bị ngừng cung cấp điện.

Xem thêm

Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi các bạn biết cách tính tiền điện năm 2021 chính xác và nhanh chóng nhé.


Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *